Nội khoa
Duyệt Nội khoa theo Nhan đề
- Tài liệuBài giảng Hồi sức cấp cứu - Chống độc(Y học, 2013) Phạm Thị Ngọc Thảo (Ch.b.); Phan Thị Xuân; Nghiêm Xuân TuấnNội dung cuốn sách chứa đựng những kiến thức vừa kinh điển, vừa hiện đại, cập nhật, những thông tin bổ ích giúp các học sinh, sinh viên đại học và sau đại học trong học tập và nghiên cứu và hy vọng những kiến thức trình bày trong sách này cũng có thể giúp ích ít nhiều cho quý đồng nghiệp. Sách bao gốm 33 bài được trình bày trong năm phần: Hồi sức hô hấp, Hồi sức tuần hoàn và rối loạn chức năng cơ quan, Rối loạn điện giải- thăng bằng kiêm toan, Cấp cứu- ngộ độc và các vấn đề chung.
- Tài liệuBệnh học Nội khoa Tập 1(Y học, 2012) Ngô Quý Châu; Nguyễn Lân Việt; Nguyễn Đạt Anh; Phạm Quang VinhTài liệu Bệnh học nội khoa phục vụ cho công tác đào tạo bác sỹ đa khoa. Được biên soạn bởi những nhà giáo/thấy thuốc hiện đang công tác tại Bộ môn Nội Tổng hợp, Bộ môn Tìm mạch, Bộ môn Hồi sức Cấp cứu, Bộ môn Huyết học Trường Đại học Y Hà Nội. Cuốn sách này nhằm cập nhật và nâng cao những kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm với các em sinh viên, các bạn đồng nghiệp, góp phần chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời cho bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa.
- Tài liệuBệnh học nội khoa Tập 2(2012) Ngô Quý Châu; Nguyễn Lân Việt; Nguyễn Đạt Anh; Phạm Quang Vinh“Bệnh Học Nội Khoa tập 2” được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên, Tiến sĩ, PGS, bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Đại học Y Hà Nội. Đây là cơ sở đào tạo y khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam, với các chuyên gia không chỉ giảng dạy mà còn trực tiếp tham gia nghiên cứu và điều trị tại các bệnh viện lớn. Do đó, mọi kiến thức trong sách đều đảm bảo độ chính xác cao và phù hợp với thực tiễn y học trong nước. Sách dành riêng cho sinh viên y khoa, bác sĩ nội trú và cả các bác sĩ lâm sàng, sách cung cấp một lượng kiến thức đầy đủ và chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu học tập và thực hành: Sinh viên có thể sử dụng sách như tài liệu giảng dạy cốt lõi để nắm bắt kiến thức nền tảng về nội khoa. Bác sĩ lâm sàng có thể dùng sách để tra cứu nhanh các thông tin cần thiết khi chẩn đoán và điều trị bệnh nhân.
- Tài liệuGiáo trình Nội thần kinh(Trường Đại học Y khoa Huế, 2024) Hoàng KhánhSách gồm 19 bài, trong đó 10 bài đầu với mục đích hướng dẫn cách khám, phát hiện, đánh giá các triệu chứng thần kinh, xác định được các hội chứng thần kinh qua đó hướng đến tìm nguyên nhân gây bệnh. Bài số 11 giới thiệu các nguyên tắc cơ bản và ứng dụng chính của một số phương pháp thăm khám cận lâm sàng thuộc lĩnh vực thần kinh đang được áp dụng tại Việt Nam cũng như trên thế giới sẽ giúp cho sinh viên chỉ định đúng, hợp lý các xét nghiệm cần thiết phục vụ cho chẩn đoán các bệnh lý thần kinh. Các bài còn lại là những bệnh lý thường gặp nhất trong lâm sàng Thần kinh.
- Tài liệuGiáo trình Tâm thần học(Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010) Bùi Đức Trình (Ch.b.); Nguyễn Văn Ngân; Ngô Ngọc TảnGiáo Trình Tâm thần học là giáo trình giảng dạy chính thức cho sinh viên Đại học Thái Nguyên. Chủ biên là BS.CKII. Bùi Đức Trình với sự tham gia biên soạn của GS.TS. Nguyễn Vãn Ngân, GS.TS. Ngô Ngọc Tản, GS.TS. Cao Tiến Đức, GS.TS. Nguyễn Sinh Phúc, ThS. Động Hoàng Anh, ThS. Đàm Bào Hoa, ThS. Trịnh Quỳnh Giảng.
- Tài liệuKhám lâm sàng hệ thần kinh (Tái bản lần thứ hai có sửa chữa và bổ sung)(Y học, 2006) Hồ Hữu Lương (Ch.b.)Khám lâm sàng thần kinh là một thủ thuật nội khoa chính xác và thanh lịch, đòi hỏi người thầy thuốc phải luôn luôn rèn luyện thao tác để không ngừng nâng cao tay nghề, đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu góp phần phát hiện triệu chứng và chẩn đoán bệnh chính xác. “Khám lâm sàng hệ thần kinh” đã được xuất bản lần đầu (1982), tái bản có sửa chữa và bổ sung lần thứ nhất (2001). Tái bản lần thứ hai này (2005) có sửa chữa và bổ sung nhiều. Nguyện vọng của tác giả là cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và cập nhật nhất vê khám lâm sàng hệ thần kinh cho bạn đọc, đặc biệt là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân sau 43 năm chuyên ngành thần kinh học, tích luỹ kinh nghiệm khám lâm sàng, điều trị bệnh thần kinh kết hợp giảng dạy với lòng yêu nghề, say mê và gắn bó với chuyên ngành Thần kinh học.
- Tài liệuNội tiết cơ bản (Giáo trình Đào tạo sau Đại học)(Bệnh viện Bạch Mai, 2013) Nguyễn Quốc Anh (Ch.b); Nguyễn Khoa Diệu Vân (Ch.b.); Nguyễn Quang BảyVới trách nhiệm của một trung tâm đầu ngành, Khoa Nội tiết -Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai đã biên soạn cuốn sách “Nội tiết cơ bản” nhăm cung cấp những kiến thức cơ bản và chia sẽ những kinh nghiệm quý báu về chẩn đoán vả điều trị bệnh đái tháo đường và các bệnh nội tiết thường gặp cho các thầy thuốc thực hành.
- Tài liệuPhác đồ chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp thường gặp (Tái bản lần thứ hai)(Giáo dục, 2015-02) Trần Ngoc Ân (Ch.b.); Nguyễn Thị Ngọc Lan (Ch.b.); Hoàng KhánhHội Thấp khớp học Việt Nam, với tư cách là tổ chức đại diện cho các thầy thuốc chuyên ngành Cơ Xương Khớp, là đầu mối chịu trách nhiệm cao nhất về chuyên môn, có trách nhiệm thống nhất quy trình chuẩn về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp trên toàn quốc. Cuốn sách gồm 24 bệnh lý cơ xương khớp thường gặp trong thực hành lâm sàng để viết quy trình chẩn đoán và điều trị. Đây là tài liệu được các giáo sư, bác sĩ chuyên môn sâu về chuyên ngành, là thành viên của Hội Thấp khớp học Việt Nam, đã biên soạn một cách ngắn gọn với mục đích hướng dẫn về thực hành cho các thầy thuốc chuyên ngành Cơ Xương Khớp.
- Tài liệuSổ tay lâm sàng thần kinh (Xuất bản lần thứ 11)(Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2017) Vũ Anh Nhị (Ch.b.); Lê Văn Tuấn; Trần Công ThắngSổ tay lâm sàng thần kinh- ĐHYD HCM. Một quyển sách hay về lâm sàng thần kinh học ngắn gọn. Nội dung trọng tâm liên quan, bám sát kiến thức thực hành. Giúp người đọc sẵn sàng tra cứu nhanh các vấn đề cần quan tâm nhanh chóng. Sổ tay là tài liệu được biên soạn của trường Đại học Y Dược Hồ Chí Minh. Chủ biên là PGS. TS Vũ Anh Nhị, một người đáng kính đã đào tạo bao thế hệ y bác sĩ. Sổ tay lâm sàng thần kinh- ĐHYD HCM như tên gọi của nó. Là một cuốn bỏ túi dành cho các bạn sinh viên y khoa, các bác sĩ lâm sàng thần kinh. Cung cấp những kĩ năng thăm khám, tiếp cận các tình huống ca lâm sàng thần kinh từ đó đưa ra phương án chẩn đoán và xử trí, điều trị một cách có hiệu quả.
- Tài liệuThần kinh học(Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2013) Vũ Anh Nhị (Chủ biên); Nguyễn Hữu Công; Lê Thị Cẩm DungTrình bày các vấn đề về thần kinh học dành cho đối tượng sinh viên và học viên sau đại học của Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh như: phương pháp lâm sàng thần kinh học, tiếp cận chẩn đoán bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh cơ, thần kinh sọ, tiền đình và rối loạn tiền đình, tiểu não và rối loạn phối hợp vận động,...
- Tài liệuThường thức bệnh nội tiết (Hướng xử lý ở cơ sở)(Y học, 2003) Viện Nghiên cứu & Phổ biến kiến thức bách khoa; Đặng Trần Duệ; Đặng Thị Ngọc DungNội dung cuốn sách bao gồm: Khái niệm sơ bộ về nội tiết học; giới thiệu một số bệnh liên quan đến nội tiết như bệnh tuyến giáp, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến thượng thận...
- Tài liệuTừ điển triệu chứng và chẩn đoán(Tổng hợp TP. HCM, 2010) Lương Phán (Ch.b.)Cuốn Từ điển Triệu chứng và Chẩn đoán dùng cho người khám đa khoa trong khám bệnh hằng ngày, với thời gian ngắn nhất có thể duyệt lại trong trí nhớ của mình từ triệu chứng đến chẩn đoán nhằm tránh bỏ sót, nhầm lẫn trong phân biệt. Thí dụ như: gan to, lách to, khái huyết v.v.. Do đó, không có phần sinh bệnh học hay hướng điều trị; thỉnh thoảng có ghi vài xét nghiệm cần thiết cho chẩn đoán. Sách dùng cho thầy thuốc khám đa khoa, nên các từ chuyên môn không thật sát theo thông dụng hằng ngày của chuyên khoa (chỉ dựa theo từ điển); phần chú thích chỉ giải thích về những bệnh ít gặp, thí dụ như bệnh Fanconi… mà không giải thích những bệnh quen thuộc trong đa khoa, chẳng hạn như Biermer hay Hodgkin… Trong sắp xếp thứ tự, chúng tôi có gặp khó khăn như “Hen suyễn” phải sắp vào mục “Khó thở” hay “Loạn globulin huyết” vào mục “Imunoglobulin đơn clôn”. Do đó, khi sử dụng cần tra cứu rộng hơn triệu chứng mình đang tìm, thí dụ như không tìm được “Viêm thận cấp” thì tìm ở “Vô niệu” hay không tìm được “Viêm gan trong lupus” thì tìm ở “Vàng da kéo dài”, v.v.. Là công cụ để làm việc hằng ngày, dĩ nhiên cuốn từ điển này không thể thay thế được những sách kinh điển về triệu chứng học hay bệnh học mà phải cần tra lại thường xuyên để đối chiếu.