Tài liệu khác
Duyệt Tài liệu khác theo Nhan đề
- Tài liệuBài giảng Giải phẫu bệnh Tập 2 (Tái bản có sửa chữa và bổ sung)(Y học, 1993) Trường Đại học Y Hà Nội; Vũ Công Hòe; Vi Huyền Trác; Nguyễn Vượng...Định nghĩa về bệnh, giải phẫu đại thể, giải phẫu vi thể từng loại bệnh: bệnh tim mạch, bệnh của hệ tiêu hoá, bệnh thận, bệnh bộ sinh dục, bệnh của tuyến giáp, viêm não do virut.
- Tài liệuBài giảng Giải phẫu học(2004) Nguyễn Văn Huy (Ch.b.); Lê Hữu Hưng (Ch.b.); Vũ Bá AnhCuốn sách "Bài Giảng Giải Phẫu Học – ĐH Y Hà Nội" là một tài liệu học tập không thể thiếu dành cho sinh viên ngành Y đang theo học môn Giải phẫu học tại Đại học Y Hà Nội. Cuốn sách được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm của trường, cung cấp một nền tảng kiến thức vững chắc về giải phẫu học, giúp sinh viên hiểu rõ cấu trúc và chức năng của cơ thể người.
- Tài liệuBài giảng Giải phẫu học (Tái bản lần thứ nhất)(Y học, 2007) Trường Đại học Y Hà Nội; Nguyễn Văn Huy (Ch.b.); Lê Hữu Hưng (Ch.b.); Vũ Bá Anh b.sTrình bày những mô tả giải phẫu đại thể: hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, thần kinh, các giác quan, hệ nội tiết.
- Tài liệuBài giảng Giải phẫu học Tập 1: Chi trên - chi dưới - đầu mặt cổ(Y học, 2013) Nguyễn Quang Quyền (Ch.b.); Lê Văn Cường; Dương Văn Hải“Bài giảng Giải Phẫu Học” do cố Giáo sư Nguyễn Quang Quyền chủ biên với sự tham gia biên soạn của các nhà giải phẫu giàu kinh nghiệm và sự góp sức của tập thể cán bộ nhân viên Bộ môn Giải Phẫu Học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1985, qua 12 lần tái bản, bộ sách là sách giáo khoa giải phẫu của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và là một tài liệu giải phẫu quan trọng, được sử dụng tham khảo tại các trường đại học y khoa trong nước. Bộ sách Bài giảng Giải Phẫu Học có 2 tập cho đối tượng sinh viên đại học gồm các chuyên ngành bác sĩ y khoa, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ ngành y học cổ truyền, y tế công cộng và dược sĩ. Ngoài ra bộ sách còn phục vụ đào tạo hệ cử nhân các chuyên ngành y học và các chuyên ngành khác liên quan đến khoa học sức khỏe.
- Tài liệuGiải phẫu bệnh đại cương (Giáo trình giảng dạy đại học)(Quân đội nhân dân, 2006) Học viện Quân y; Nguyễn Thế Dân (Ch.b.); Đặng Văn Lai; Nguyễn Ngọc Hùng...Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các hình thái tổn thương của tế bào và mô trong các bệnh lý, giúp cho sinh viên có kiến thức logic về quá trình sinh bệnh, hiểu và giải thích được nguồn gốc các biểu hiện trên lâm sàng.
- Tài liệuGiải phẫu chi trên - chi dưới(Y học, 2012) Phạm Đăng DiệuThông tin có trong cuốn sách "Giải phẫu chi trên - chi dưới" được trình bày dưới dạng một trang giải thích kèm với một trang hình minh họa trực tiếp, gồm các chi tiết giải phẫu của chi trên - chi dưới cơ thể con người.
- Tài liệuGiải phẫu học đầu mặt cổ - thần kinh (Giáo trình giảng dạy sau đại học của Học viện Quân y)(Quân đội nhân dân, 2002) Học viện Quân y; Vũ Đức Mối (ch.b.); Hoàng Văn Lương; Lê Văn Minh...
- Tài liệuGiải phẫu người (Dùng cho sinh viên hệ Bác sĩ đa khoa)(Y học, 2006) Hoàng Văn Cúc (Ch.b.); Nguyễn Văn Huy (Ch.b.); Ngô Xuân KhoaCuốn sách giải phẫu này là tài liệu dạy/học giải phẫu chính thức được dùng cho sinh viên theo học Chương trình Đào tạo Bác sĩ Đa khoa mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2001, trong đó chương trình môn giải phẫu có hai học phần được bố trí học vào năm thứ nhất, bao gồm 5 đơn vị học trình lí thuyết (75 tiết) và 3 đơn vị học trình thực hành (45 tiết). Trong khuôn khổ thời gian mà chương trình mới quy định, các mục tiêu lí thuyết của môn học, và cũng là mục tiêu của cuốn sách này, đã được xác định là: (1) Mô tả được những nét cơ bản về vị trí, hình thể, liên quan và cấu tạo của các bộ phận/cơ quan/hệ cơ quan của cơ thể người và (2) Nêu lên được những liên hệ vê chức năng và lâm sàng thích hợp. Trong các mục tiêu trên, mục tiêu 1 là mục tiêu cơ bản và hầu hết dung lượng của sách dành cho mục tiêu này. Các liên hệ chức năng và lâm sàng (mục tiêu 2) được lồng ghép trong các mô tả giải phẫu khi thích hợp hoặc được trình bày sau phần mô tả giải phẫu của các cấu trúc cơ thể. Phần lớn các liên hệ chức năng và lâm sàng được trình bày trong một tài liệu bổ trợ đi kèm theo cuốn sách này, cuốn Giải phẫu lâm sàng, một tài liệu tham khảo được Vụ Khoa học và Đào tạo chấp nhận từ năm 1997.
- Tài liệuGiải phẫu sinh lý liên quan đến gây mê hồi sức (Dùng cho đào tạo cử nhân Điều dưỡng gây mê hồi sức)(Giáo dục, 2009) Vũ Văn Dũng (Ch.b.); Nguyễn Ngọc Anh; Bùi Văn Quy...Gồm các bài học giải phẫu sinh lí hệ hô hấp và gây mê, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh thực vật, hệ thần kinh trung ương, giải phẫu sinh lí gan và gây mê, sinh lí nội tiết, sinh lí đau, giấc ngủ và sự tỉnh thức...
- Tài liệuGiải phẫu sinh lý người (Dùng cho đào tạo Dược sĩ đại học)(Giáo dục, 2012) Nguyễn Thị Hiền (Ch.b.); Nguyễn Xuân Trường (Ch.b.); Nguyễn Thị Phương Lan b.s.Nội dung cuốn sách gồm 12 chương là những kiến thức cơ bản, cập nhật, mỗi chương được trình bày thành 3 phần: 1. Những đặc điểm cơ bản về cấu tạo giải phẫu của một cơ quan, một hệ cơ quan hay một bộ phận của cơ thể; 2. Hoạt động và điều hòa hoạt động chức năng của cơ thể; 3. Một số rối loạn chức năng.
- Tài liệuGiáo trình Giải phẫu sinh lý (Đối tượng: Điều dưỡng đa khoa) (Dùng trong các trường Trung học chuyên nghiệp)(NXB. Hà Nội, 2005) Nguyễn Hồng Yến (Ch.b.); Đinh Quế Châu; Nguyễn Thị Vân...Giáo trình môn học "Giải phẫu sinh lý" cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Giải phẫu sinh lý, do tập thể giáo viên Bộ môn Điều dưỡng ngoại khoa biên soạn bám sát mục tiêu, nội dung của chương trình khung, chương trình giáo dục ngành Điều dưỡng. Giáo trình bao gồm 11 chương, tương ứng với 11 bài học lý thuyết. Trong mỗi chương đều có phần mục tiêu học tập, những nội dung chính và phần tự lượng giá.
- Tài liệuGiáo trình Sinh lý bệnh(Đại học Y Dược Thái Nguyên, 2011) Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên; Lâm Văn Tiên (Ch.b.); Lê Văn Duy; Tô Thị Thái Sơn...Tập giáo trình bao gồm hai nội dung lớn đó là Sinh lý bệnh đại cương với Sinh Ịý bệnh các cơ quan, trong đó mỗi phần có bổ sung thêm những kiến thức mới. Mục tiêu cùa cuốn sách nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Sinh lý bệnh, về phương pháp luận, các nguyên lý chung nhất về bệnh, các quá trình bệnh lý điển hình và sự thay đổi chức phận các cơ quan trong cơ thể khi bị bệnh.
- Tài liệuHóa sinh lâm sàng(2013) Tạ Thành Văn (Chủ biên); Nguyễn Thị Hà; Đặng Thị Ngọc DungSách “Hóa sinh lâm sàng” được biên soạn bởi nhóm các nhà khoa học y học giàu kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực Hóa sinh và Hóa sinh lâm sàng. Cuốn sách nhằm phục vụ đào tạo đại học và sau đại học của Trường Đại học Y Hà Nội và các trường đại học thuộc khối ngành khoa học sức khoẻ. Đồng thời, cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo cho các bác sĩ lâm sàng, cận lâm sàng cũng như các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y học. Sách sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức bệnh học dưới cái nhìn của một nhà Hóa sinh y học bao gồm: (1) Quá trình chuyển hóa chất xảy ra ở các mô, cơ quan của cơ thể; (2) Cơ chế bệnh học cùng với sự biến đổi của các chỉ số hóa sinh trong suốt quá trình bệnh lý; (3) Các xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng bệnh.
- Tài liệuHướng dẫn mới nhất về chính sách ưu đãi và chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo(Lao động, 2011) Quí Long (Sưu tầm và hệ thống hóa); Kim Thư (Sưu tầm và hệ thống hóa)Những năm qua, đội ngũ các thế hệ nhà giáo Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến và sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong bối cảnh mới của đất nước, lực lượng giáo viên tiếp tục đóng vai trò chủ lực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ trẻ, các nhân tài của đất nước, góp phần quan trọng xây dựng con người Việt Nam năng động, sáng tạo trong thời đại mới. Nhằm động viên, khuyến khích nhà giáo gắn bó với nghề, tạo điều kiện để các nhà giáo yên tâm và dành tầm huyết hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục, thu hút người giỏi vào làm việc trong ngành, đồng thời cũng giữ nhà giáo ở lại trong ngành để phụng sự sự nghiệp trồng người. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4-7-2011 Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; theo đó thì nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tỉnh hưởng phụ cấp thêm niền. Về mức phụ cấp: nhà giáo đủ 5 năm giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp tham niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung từ các năm sau trở đi, phụ cấp thăm hiền mỗi năm được tính thêm 1%. Như vậy thu nhập của giáo viên sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt là giáo viên có thâm niên lâu năm. Chế độ phụ cấp thăm miền được thực hiện thì chủ trương của Đảng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu được hiện thực hóa.Khoá học trực tuyến tốt nhấtSách Để giúp các cơ quan quản lý nhà nước, lãnh đạo các trường học và đặc biệt là đội ngũ nhà giáo kịp thời nắm bắt được các chính sách mới nhất của nhà nước về chế độ tiền lương, phụ cấp thâm niên, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ phụ cấp khác... Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn sách “HƯỚNG DẪN MỚI NHẤT VỀ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI VÀ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO". Nội dung cuốn sách bao gồm những phần chính sau: Phần I: Quy định mới nhất về mức lương tối thiểu chung đối với đơn vị sự nghiệp Phần II: Quy định về bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức Phần II: Quy định mới nhất về chế độ phụ cấp thăm niền, trợ cấp khó khăn đối với nhà giáo Phần IV: Quy định về xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức Phần V. Quy định mới nhất về chế độ làm việc đối với nhà giáo Phần VI. Quy định mới nhất về chế độ bảo hiểm xã hội đối với nhà giáo Phần VII: Quy định mới nhất về chế độ bảo hiểm y tế đối với nhà giáo Nội dung cuốn sách được sắp xếp theo tình tự thời gian và có giá trị thực tiễn. Đây là một tài liệu thực sự cần thiết cho các cơ quan quản lý trường học, hiệu trưởng, lãnh đạo trường học và đội ngũ nhà giáo. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến cùng bạn đọc.
- Tài liệuMiễn dịch học(Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001) Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Văn TyGiáo trình này nhằm giúp sinh viên nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất về miễn dịch học, đồng thời cũng giới thiệu cho sinh viên và bạn đọc những thành tựu mới nhất về miễn dịch học.
- Tài liệuSinh lý học Tập 1 (Tái bản lần thứ năm có sửa chữa)(Y học, 2006) Trịnh Bỉnh Dy (Ch.b.); Phạm Thị Minh Đức; Phùng Xuân BìnhSinh lý học là một trong những môn cơ sở của Y học. Sinh lý học chuyên nghiên cứu về hoạt động, chức năng của các tế bào, cơ quan, hệ thống cơ quan trong mối liên hệ lẫn nhau và với môi trường sống, đồng thời sinh lý học cũng nghiên cứu về sự điều hòa chức năng để thích nghi với các điều kiện môi trường hay thay đổi, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Sách giáo khoa xuất bản lần này nhằm cung cấp cho sinh viên Y khoa những kiến thức căn bản về sinh lý học để có thể vận dụng vào những môn học lâm sàng cũng như y học dự phòng. Sách cũng có thể được dùng cho học viên sau đại học với những kiến thức cơ bản nhất được cập nhật cùng những số liệu thống kê của Việt Nam. Chủ biên và ban biên soạn cuốn sách này đã có công tác lâu năm trong việc nghiên cứu kiến thức sinh lý học, biên soạn nhiều cuốn sách giáo khoa và đã tham gia vào công tác chẩn đoán bệnh ở bệnh viện, thường xuyên tiếp xúc với ngành sinh lý học nước ngoài. Cuốn sách bao gồm hai tập được xuất bản bởi nhà xuất bản Y học Hà Nội năm 2006, đây sẽ là cuốn giáo trình có giá trị bên cạnh những cuốn sách nước ngoài nổi tiếng.
- Tài liệuSinh lý học Tập 2 (Tái bản lần thứ 2 có sửa chữa)(Y học, 2005) Trịnh Bỉnh Dy (Ch.b.); Phạm Thị Minh Đức; Phùng Xuân BìnhSinh lý học là môn học cơ sở của y học, chuyên nghiên cứu về hoạt động chức năng của các tế bào, các cơ quan, hệ cơ quan trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường sống, đồng thời nghiên cứu về sự điều hóa chức năng để đảm bào cho cơ thể tồn tại, phát triển và thích ứng được với sự biến đổi của môi trường. Sách Sinh lý học do tập thể cán bộ bộ môn Sinh lý học – Trường Đại học Y Hà Nội biên soạn. Các tác giả là những cán bộ lâu năm của bộ môn, những người đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đã giảng và biên soạn sách giáo khoa sinh lý học, đã tham gia làm công tác chẩn đoán tại các bệnh viện lớn trong cả nước và thường xuyên tiếp xúc với nghành sinh lý học nước ngoài.
- Tài liệuTài liệu huấn luyện kỹ năng y khoa (Dành cho sinh viên năm thứ 3)(Y học, 2011) Nguyễn Thị Đoàn Hương (Ch.b.); Trần Văn Bé Bảy; Lê Hữu Thiện BiênNhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên Y khoa, trước hết là để chuẩn bị tốt cho việc học các kỹ năng lâm sàng, với sự hỗ trợ của Dự án giáo dục Đại Học Việt Nam và sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, tại Đơn vị Huấn luyện Kỹ Năng Y khoa, sinh viên sẽ dược dạy 4 loại kỹ năng : – Kỹ năng giao tiếp – Kỹ năng thăm khám – Kỹ năng thủ thuật – Kỹ năng xét nghiệm Mục tiêu của huấn luyện kỹ năng y khoa: 1- Giúp sinh viên học được một cách có hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp. Các phần thực hành sẽ được cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp. Hầu hết các kỹ năng Y khoa cơ bản được sinh viên làm thực tập nhiều lần trong bối cảnh sống thực và ở mức độ an toàn của phòng thí nghiệm các phương tiện huấn luyện kỹ năng cho phép sinh viên từ từ hoàn chỉnh các thao tác trên mô hình một cách chuẩn hóa mà không gây phiền toái cho bệnh nhân. 2- Cung cấp cho sinh viên cơ hội tổng họp các kiến thức đã học được một cách riêng lẻ. Tổng hợp sự liên hệ giữa y học cơ sở và y học lâm sàng, tổng họp lý thuyết và thực hành. 3- Giúp sinh viên có khả năng giải quyết các vấn đề y khoa (giống như các tình huống mà sinh viên sẽ gặp khi học lâm sàng), chuẩn bị cho sinh viên giải quyết các vấn đề sức khỏe của cộng đồng chung quanh họ ở ba mức độ cá nhân, gia đình, cộng đồng. 4- Sinh viên sẽ được tiếp xúc với bệnh nhân giả, và từ rất sớm họ đã có hình ảnh thực về nghề nghiệp tương lai của họ. Do đó sinh viên tự tin hơn khi học lâm sàng. 5- Tránh dùng những bệnh nhân thật trong bước đầu học tập và thực hành các kỹ năng y khoa, điều này giúp tránh được khó chịu cho bệnh nhân và những sai sót chuyên môn của sinh viên khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. 6- Nâng cao chất lượng đào tạo